Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Lý do giới kinh doanh nên đầu tư mạnh để cho webiste


Đây là kết quả vừa được công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến InMoment công bố sau khi khảo sát hơn 25.000 người về hành vi mua sắm trong cửa hàng. 

Những người vừa dạo cửa hàng vừa vào website của chính cửa hàng đó trên điện thoại di động sẽ chi tiêu nhiều hơn những khách cũng vào cửa hàng nhưng không lướt web.

ly-do-gioi-kinh-doanh-nen-dau-tu-manh-cho-webiste
Kết quả cho thấy những người đến cửa hàng đồng thời truy cập vào website của chính nhà bán lẻ này sẽ bỏ ra số tiền nhiều hơn 2,2 lần so với các khách chỉ xem hàng trực tiếp trên kệ. Đa số khách thích lướt website cửa hàng là những người trẻ ở độ tuổi từ 44 trở xuống. 
"Do vậy, nếu bạn là nhà bán lẻ và thấy khách vào cửa hàng của mình nhưng lại rút điện thoại ra để tham khảo thông tin web của đối thủ thì cũng đừng lấy làm khó chịu hay lo lắng. Đó có thể là một cơ hội tốt cho bạn bán được hàng đấy", đại diện InMoment chia sẻ.
Điều này được InMoment rút ra từ kết quả khảo sát rằng người khách xem website hãng khác ngay trong cửa hàng sẽ mua nhiều hơn 20% so với những ai không làm điều này. Tỷ lệ này ở phân khúc các nhà bán lẻ hàng may mặc là cao nhất, lên đến hơn 150%.
ly-do-gioi-kinh-doanh-nen-dau-tu-manh-cho-webiste-1
Các chuyên gia InMoment nhận xét, với những phát hiện này thì nhà bán lẻ và kinh doanh đa kênh cần thực hiện đồng bộ hóa thông tin, hình ảnh tại cửa hàng với nội dung trên website để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn.
Công tác chuẩn bị bán hàng tại chỗ phải đảm bảo mọi thông tin và sản phẩm mà nhân viên giới thiệu với người mua trong cửa hàng phải hiện diện trên website và họ dễ dàng tìm thấy.
"Người tiêu dùng có nhu cầu cho cả giao tiếp ở cửa hàng và hỗ trợ trực tuyến. Tuy nhiêu nếu không tạo được sự truyền thông nhất quán, các thông tin trên mạng sai lệch hoặc không chính xác với những gì nhân viên nói thì người dùng sẽ nghi ngờ và quay lưng với nhà bán lẻ", đại diện InMoment nhấn mạnh.

3 cách kinh doanh thương mại điện tử thành công tại Trung Quốc

Tập trung vào di động, kết hợp website bán hàng với mạng xã hội, có công cụ phân tích dữ liệu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp ngoại đứng vững tại Trung Quốc.

Di động là tiên quyết

Theo Forbes, nói đến thương mại điện tử là nói đến di động. Số liệu mới đây từ Bloomberg cho thấy quốc gia 1,4 tỷ dân này có hơn một tỷ người dùng điện thoại thông minh. Gần 90% người tiêu dùng Trung Quốc từng mua hàng qua điện thoại di động. Nhiều người còn bỏ qua "kỷ nguyên PC" để nhảy cóc hẳn sang di động (không sử dụng hay sở hữu PC mà dùng luôn thiết bị di động).
3-cach-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-thanh-cong-o-trung-quoc
Điện thoại thông minh đang là công cụ mua sắm trực tuyến hữu hiệu tại Trung Quốc.
Trong khi đó, thương mại điện tử ở phương Tây bắt đầu trong kỷ nguyên PC, nhiều tính năng trên các website bán hàng đều tập trung cho thiết bị này. Các ứng dụng di động thường có tính năng giới hạn và được sử dụng như công cụ bổ sung. Hạn chế này sẽ không phục vụ tốt được cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Do vậy, các công ty thương mại điện tử nước ngoài muốn vào thị trường Trung Quốc cần đặt di động lên đầu tiên, thiết kế lại website của mình với đầy đủ tính năng dành cho điện thoại, máy tính bảng. Bên cạnh đó, trải nghiệm mua sắm và quá trình hoàn tất thanh toán thuận tiện cũng rất cần thiết.
Tích hợp truyền thông xã hội
Thương mại điện tử ở Trung Quốc như một xã hội rộng lớn. Không giống tại Mỹ, nơi Amazon và Facebook hoàn toàn tách biệt. Lĩnh vực này ở đây có sự gắn kết giữa các trang truyền thông xã hội với website bán hàng.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ ở Trung Quốc. Khách hàng nơi đây dựa nhiều vào những đánh giá và gợi ý truyền miệng từ những nguồn tin cậy để quyết định mua sản phẩm hay không. Do đó, website Tmall của Alibaba tích hợp mạng xã hội làm công cụ đánh giá và gợi ý cho người dùng. Người mua có thể đánh giá độ chính xác của phần mô tả sản phẩm, tốc độ chuyển hàng và độ hài lòng của họ với dịch vụ khách hàng.
Một hiện tượng khác nổi lên tại Trung Quốc là những người có tác động tới số đông (KOL) như blogger, nhân vật nổi tiếng với lượng người theo dõi từ hàng nghìn đến hàng triệu. Nhiều hãng danh tiếng như Gucci, Louis Vuitton đã gặt hái rất nhiều thành công nhờ các KOL. Để thương hiệu tồn tại được trong thị trường cạnh tranh cao này, các doanh nghiệp cần học cách nâng tầm ảnh hưởng của KOL để truyền đạt được thông điệp đến người dùng và xây dựng lòng trung thành.
Dữ liệu và phân tích
Dữ liệu lớn (Big Data) đang là yếu tố chính của thương mại điện tử Trung Quốc. Một khảo sát gần đây do công ty tư vấn KPMG thực hiện cho thấy nhiều công ty đang sử dụng dữ liệu và phân tích (D&A) để hiểu hơn về hành vi của khách hàng và tiên lượng xu hướng tương lai.
Baidu, Alibaba và Tencent (BAT) đang là 3 đơn vị có nguồn dữ liệu quý giá nhất. Các công ty đa quốc gia đang sử dụng kho D&A của BAT để khoanh vùng khách hàng của mình. Năm ngoái, nền tảng quản lý dữ liệu của Alibaba đã giúp Mercedes-Benz triển khai chiến dịch dành cho mẫu xe mới và hướng nhiều lượng mua tới các đại lý địa phương.
Muốn giữ được thế cạnh tranh, các công ty phải thuê những công nghệ thu thập dữ liệu tiên tiến để có được hiểu biết về khách hàng Trung Quốc. D&A tốt sẽ giúp công ty truyền được những thông điệp và tạo được trải nghiệm cá nhân cho khách hàng mục tiêu của mình.

Giá vàng SJC chịu áp lực bị giảm


Mở cửa lúc 8h35, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giao dịch ở 35,59 - 35,64 triệu đồng, giảm 30.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng chiều bán so với giá đóng cửa cuối ngày hôm qua.

Lực mua yếu cộng với thị trường thế giới đi xuống khiến giá vàng trong nước sáng nay điều chỉnh giảm vài chục nghìn đồng mỗi lượng. 

Trong khi đó, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng SJC cũng giảm mạnh. Mỗi lượng vàng miếng SJC mua vào còn 35,47 triệu đồng trong khi bán ra là 35,67 triệu.
gia-vang-sjc-chiu-ap-luc-giam
Giá vàng sụt giảm sáng nay. Ảnh: Lệ Chi
Giá vàng trong nước suy yếu từ đầu ngày khi chứng kiến vàng quốc tế đi xuống. Lúc 9h15 (giờ Hà Nội), mỗi ounce vàng giao ngay có giá 1.263 USD, giảm khoảng 2 USD so với mở cửa. Trước đó, chốt phiên Mỹ 20/20, mỗi ounce đã mất gần 4 USD. Với mức giá hiện tại, quy đổi tiền Việt, vàng quốc tế chưa đến 34,02 triệu đồng, tức rẻ hơn giá bán ra trong nước tầm 1,6 triệu đồng.
Hôm thứ Năm, giá vàng ghi nhận xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm và chưa có nhiều đột biến. Nguyên nhân là do nhu cầu mua bán trong nước hiện khá yếu. Theo đánh giá của Tập đoàn DOJI, đa số nhà đầu tư tỏ ra không mặn mà với vàng trong suốt tuần qua.
"Tuy nhiên, ở mỗi phân khúc khác nhau, các nhà đầu tư có một điểm chung là kỳ vọng vào những diễn biến bứt phá hơn trong các phiên kế tiếp để tìm kiếm cơ hội sinh lời", đơn vị này nói và cho biết, chốt ngày 20/10, lượng khách mua vàng vào chiếm 65% tổng số giao dịch tại hệ thống DOJI.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá duy trì mức ổn định sáng nay. Theo đó, Vietcombank niêm yết giá mua bán 22.275 đồng, còn bán ra là 22.345 đồng một đôla Mỹ.

Doanh nghiệp Trung Quốc xin xây nhà máy kẽm tại Chân Mây - Lăng Cô

Theo Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương, lãnh đạo địa phương vừa có cuộc tiếp xúc với bà Lu Xin Xin - Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp Fuda Bắc Kinh (Trung Quốc). 

Đề xuất được doanh nghiệp đưa ra trong cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Thừa Thiên Huế, song chưa được chấp thuận. 

Đơn vị này đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh và cho biết đang muốn xây dựng nhà máy sản xuất kẽm tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để xuất khẩu sang Nhật và Trung Quốc.

doanh-nghiep-trung-quoc-xin-xay-nha-may-kem-o-chan-may-lang-co
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nằm gần biển nên tỉnh Thừa Thiên Huế lo ngại về vấn đề môi trường. Ảnh: Võ Thạnh
Theo ông Phương, đây mới là lần đầu địa phương tiếp xúc và chưa có nhiều thông tin về doanh nghiệp, nên chưa thể đồng ý với đề xuất đầu tư. Trước mắt, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng cung cấp các thông tin về thủ tục đầu tư và chính sách thu hút để doanh nghiệp tìm hiểu. Phó chủ tịch tỉnh cũng khẳng định sẽ xem xét kỹ vấn đề môi trường khi cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được thành lập theo quyết định năm 2006 của Thủ tướng với diện tích 27.108 ha, nằm trên ranh giới thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh. Đến cuối năm 2015, khu kinh tế đã có 39 dự án được cấp phép và còn hiệu lực đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 39.000 tỷ đồng.
Hồi tháng 10/2013, Thừa Thiên Huế từng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Thế Diệu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế tại khu vực Cửa Khẻm, đèo Hải Vân, thuộc khu kinh tế này. Tuy nhiên sau đó, cơ quan quản lý nhận thấy vị trí xây dựng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, môi trường nên dự án phải dừng triển khai.

Thanh toán trực tuyến cùng với VnExpress Pay


Dịch vụ thanh toán điện tử VnExpress Pay giúp người dùng không mất nhiều thời gian tìm địa điểm mua mã thẻ cào điện thoại hay thẻ game. Việc thanh toán hóa đơn sinh hoạt hàng tháng như Internet hay truyền hình có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi có kết nối mạng.

VnExpress Pay cùng các đối tác cung cấp dịch vụ nạp tiền trực tuyến (cho thuê bao di động, game), mua thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn Internet, truyền hình... tại website pay.vnexpress.net.

thanh-toan-truc-tuyen-voi-vnexpress-pay
Giao diện trang chủ của VnExpress Pay.
Với hình thức hoạt động trực tuyến, người dùng có thể thao tác đơn giản với VnExpress Pay, sử dụng hoàn toàn tiền trong tài khoản ngân hàng thay vì tiền mặt. Hiện tại, dịch vụ hỗ trợ thanh toán qua tài khoản của 30 ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, ACB, TPBank, SHB...
Nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi của người dùng, dịch vụ VnExpress Pay hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử uy tín và lớn của quốc gia là Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY). Đây đều là các đơn vị có công nghệ bảo mật và nền tảng kỹ thuật hoàn chỉnh, đạt chứng nhận bảo mật trong và ngoài nước.
Các giao dịch thực hiện trên trang VnExpress Pay (https://pay.vnexpress.net/) đang được miễn phí đối với thẻ thanh toán nội địa. Người dùng đăng nhập tài khoản VnExpress là có thể sử dụng nhiều tiện ích và ưu đãi từ dịch vụ này.
Dịch vụ thanh toán điện tử VnExpress Pay ra đời nhằm mục đích mang đến kênh chi trả qua online thuận lợi và nhanh chóng cho người dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển như Bỉ, Pháp, Canada, Anh với giá trị chi tiêu chiếm hơn 90% tổng giao dịch hằng ngày. Ở Việt Nam, từ năm 2008, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển đa dạng và dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế giao dịch trực tuyến trên thế giới.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cũng như Hội Thẻ Việt Nam cho thấy đến tháng 6/2015, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đã giảm mạnh về 11,98% so với con số trên 20% của những năm trước đây. Tỷ lệ này nhìn chung đạt mục tiêu của Chính phủ đề ra từ năm 2011 trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Sự phổ cập của thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là nhân tố giúp gỡ bỏ rào cản thanh toán đối với sự phát triển của thương mại điện tử ngày nay tại Việt Nam. Thanh toán tiền mặt (COD) vẫn phổ biến nhất với thương mại điện tử Việt Nam. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Bộ Công Thương công bố, 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, 48% chuyển khoản qua ngân hàng, 20% cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.
Từ 26/10 đến 21/12, Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT phối hợp cùng NAPAS, VNPAY triển khai chương trình khuyến mại "Trải nghiệm vui cùng dịch vụ thanh toán điện tử VnExpress Pay" áp dụng trên toàn quốc. Cụ thể, khách hàng có doanh số giao dịch mua mã thẻ điện thoại và mã thẻ game nhiều nhất mỗi tuần sẽ được tặng 500.000 đồng, 3 khách có doanh số giao dịch nhiều tiếp theo được tặng 200.000 đồng mỗi người.
Tương tự, khách hàng có doanh số nạp tiền điện thoại và tài khoản game nhiều nhất mỗi tuần cũng được tặng 500.000 đồng, 3 khách tiếp theo được tặng 200.000 đồng mỗi người. 200 người có giao dịch thanh toán hóa đơn đầu tiên sẽ được tặng 50.000 đồng mỗi giải.

Doanh thu SSI tăng mạnh nhờ vào đầu tư, môi giới, cho vay ký quỹ

SSI vừa công bố kết quả kinh doanh quý III với nhiều tín hiệu tích cực. Doanh thu hoạt động đầu tư tiếp tục duy trì đà đi lên, đạt 308,6 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguồn vốn đạt 105 tỷ đồng, tăng 86,8% so với 12 tháng qua.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế quý III/2016 của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) đạt lần lượt là 689,8 tỷ đồng tăng 80% và 406 tỷ, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái


Dịch vụ ngân hàng đầu tư cũng cho thấy tiềm năng phát triển trong việc giúp doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Doanh thu từ các hoạt động tư vấn tài chính, hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán và một số hoạt động khác tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán đóng góp khá lớn cho nguồn thu doanh nghiệp, tăng 50% (đạt 125,4 tỷ đồng). Nguồn thu từ hoạt động ký quỹ cũng tăng 53% (đạt 113,5 tỷ đồng). Cuối quý III, dư nợ cho vay ký quỹ ở mức hơn 3.880 tỷ đồng. SSI tiếp tục khẳng định vị thế số một trên cả hai sàn HOSE và HNX với thị phần đạt lần lượt 14,26% và 10,8% trong quý III/2016. 
Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận khoản doanh thu hơn 1.689 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 900,7 tỷ. Dự kiến lợi nhuận kế toán trước thuế hợp nhất cho 9 tháng đầu năm đạt 947 tỷ đồng, xấp xỉ kế hoạch kinh doanh của cả năm 2016.
Tính đến cuối tháng 9/2016, doanh nghiệp có tổng tài sản 13.642 tỷ đồng, tăng 1.744 tỷ đồng so với đầu năm, vốn chủ sở hữu là 7.193,5 tỷ. Tổng tài sản tăng nhờ tăng nguồn vốn vay ngân hàng bổ sung cho hoạt động kinh doanh cho vay ký quỹ, kinh doanh trái phiếu và các hoạt động kinh doanh nguồn vốn.

Đại biểu Quốc hội lo lắng người Trung Quốc mua gom đất nông nghiệp

Thảo luận tại tổ chiều 21/10 về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nêu thực tế ở nhiều địa phương, khi người Trung Quốc sang mua đất, thu gom đất nông nghiệp của bà con.

Ủng hộ miễn thuế đất nông nghiệp, nhưng nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần có giải pháp để chính sách này đến đúng địa chỉ, tránh tình trạng người nước ngoài thấy lợi nên mua gom đất

“Tôi có người quen ở Lý Nhân, Hà Nam. Ở làng anh ta, người Trung Quốc đến mua cả cánh đồng. Gia đình nào không bán thì lại có người vận động để bán cho Trung Quốc. Sau khi mua xong họ vẫn canh tác trên đất nông nghiệp của chúng ta”, đại biểu Bộ kể và nhận định việc làm này tiềm ẩn nguy cơ khiến người nông dân thiếu việc làm trong tương lai. Ngược lại, phía người mua nước ngoài lại nhận chính sách ưu đãi mà đáng ra không được hưởng. 
“Chúng ta rất ủng hộ miễn thuế đất nông nghiệp cho bà con nông dân, bởi trong thực tế số tiền này không ảnh hưởng đến ngân sách, nhưng Chính phủ cần nghiên cứu và giải trình với Quốc hội hiện tượng trên", ông nói.
dai-bieu-quoc-hoi-lo-nguoi-trung-quoc-mua-gom-dat-nong-nghiep
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng nên kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp hơn, không nên chỉ áp dụng trong 3-4 năm.
Tương tự, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cũng băn khoăn khi hiện có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này song thường bị lợi dụng. Đất nông nghiệp có khi lại được giao để kinh doanh, làm thất thu thuế. “Đồng ý miễn giảm thuế đất nông nghiệp song cũng cần rà soát để đảm bảo đất sử dụng đúng mục đích được giao”, Đại biểu Ngân nói.
Cho rằng thời gian miễn giảm tới hết 2020 là quá ngắn, khiến nghị quyết chưa đủ “thẩm thấu tới đời sống người dân”, vị đại biểu TP HCM đề nghị kéo dài hơn, cho tới khi có một nghị quyết khác của Quốc hội thay thế.
Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (TP HCM) cũng cho rằng thời hạn miễn giảm thuế đất quá ngắn, chưa đủ để ngành này kịp phát triển, cạnh tranh với các nước trong khu vực. Để chính sách thực sự có hiệu quả, ông đề nghị thời hạn miễn thuế đất này kéo dài đến năm 2025.
Theo tính toán của Chính phủ, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp dự kiến được miễn là khoảng 53,5 tỷ đồng, trong đó hộ gia đình, cá nhân khoảng 34,3 tỷ đồng.